Cây cọ dầu là cây trồng quan trọng ở Việt Nam, nhưng chúng không mấy quen thuộc tuy nhiên lại là nguyên liệu quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, vậy công dụng của cây cọ dầu là gì?
Đặc điểm của cây cọ dầu
Trước tiên chúng ta cần biết đặc điểm của cây cọ dầu là gì? Đây là loại cây đơn độc cao 5-15m thân thẳng đứng, có nhiều gai do cuống lá rụng để lại, đường kính thân có thể từ 0.3-0.6 m lá mọc tập trung ở đầu thân, dạng lông chim, mềm, màu lục bóng cuống lá có gai do các lá chét biến đổi, phiến lá chét mỏng, mềm dài nhọn đầu. Cây cọ dầu đã trưởng thành có thể thấy hai chùm vòm lá 8 vòng bỏ ngả này và 13 vòng ngả khác. Chiều dài của tàu lá đạt tới 7-8 m. Hoa đơn tính cùng gốc, cụm hoa dày đặc cuống chung ngắn, nên hoa quả thường ở sâu trong bẹ các lá già áp sát thân.
Trái hình trứng màu vàng hay đỏ có vỏ ngoài mỏng, bóng nhẵn, vỏ quả giữa nhiều sợi và có dầu, vỏ quả trong cứng, mỏng có lỗ ở đầu quả. Hạt có nhiều dầu. Một buồng quả nặng tới 10 – 20kg, gồm từ 1.000 – 2.000 quả chứa từ 1 – 3 hạt vì thế có thể sử dụng là cây cảnh ngoại thất đặc biệt trái của nó có thể ép dầu có công dụng rất tuyệt vời.
Tác dụng của cây cọ dầu
Ngay từ cái tên chúng ta đã đoán được tác dụng của cây cọ dầu là gì đúng không nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Xem thêm: Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây lát hoa
Sản xuất dầu ăn: Dầu cọ – được chiết xuất từ quả cọ – cùng với dầu nành là 2 loại nguyên liệu chính dùng để sản xuất dầu ăn (dầu thực vật) trên thế giới. Dầu cọ chiết xuất từ thịt (cùi) của quả cọ, dầu và các sản phẩm dầu cọ có khả năng chịu nhiệt và chống ô xy hóa rất tốt, do vậy dầu cọ được xem là nguyên liệu lý tưởng trong sản xuất hỗn hợp dầu chiên.
Bạn có thể tham khảo thêm các loại cây như cây ngọc trai hay trúc đùi gà cũng là cây trồng viền như cọ dầu.
Làm mỹ phẩm từ cây cọ dầu
Dầu cọ cũng có thể được dùng trong ngành công nghiệp hóa chất, mỹ phẩm, nhiên liệu sinh học…tuy nhiên nếu sử dụng những tác dụng này người ta trồng chuyên canh có kỹ thuật trồng cây cọ dầu để cây có thể tăng lượng dầu hay chất béo như mong muốn. Các nhà khoa học khẳng định, dầu cọ đỏ (dầu thô, chưa qua xử lý) có tác dụng tốt cho cơ thể nhờ các loại acid béo trong dầu và đặc biệt có lợi cho phụ nữ mãn kinh, mang thai và chống loãng xương. Dầu cọ đỏ chứa rất nhiều vitamin A gấp 15 lần so với cà rốt, mang lại rất nhiều tác dụng cho da như dưỡng ẩm, giữ ẩm, chống nhăn và đẩy mạnh quá trình sản xuất melanin – giúp da chống lại tác hại của tia cực tím.
Xem thêm: Tìm hiểu về công dụng cây hoa ban trắng
Làm dầu gội: Các sản phẩm dầu gội chiết xuất từ dầu cọ hiện rất được ưa chuộng trên thị trường bởi nó không chứa silicone, nhựa than hay paraben, có tác dụng chăm sóc và làm bóng tóc. Dầu cọ cũng được dùng như một loại thuốc ủ tóc bởi chức năng phục hồi tóc bị khô, gãy và rụng, đặc biệt là trong tiết hè nắng nóng, vì thế có thể nói ý nghĩa cây cọ dầu rất lớn trong việc sản xuất dầu gội, mỹ phẩm.
Trên thực tế tại Việt Nam việc lựa chọn cây cọ dầu để sản xuất chuyên canh nâng cao giá trị kinh tế đã thực hiện, có những nơi chỉ lấy cây cọ dầu để trồng làm cây cảnh cũng rất đẹp mang lại cảnh quan đô thị đẹp cho nơi bạn sống.