Cây sấu vừa là cây bóng mát, cho trái có thể ăn được và làm đẹp cảnh quan đô thị vì thế được nhiều người ưa chộng, đặc biệt là ở Hà Nội khi tới mùa sấu chúng ta sẽ thấy rất nhiều nơi bán. Chính vì thế dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây sấu sao cho cây có nhiều trái.
Contents
Chọn giống cây sấu để trồng
Cần chọn giống cây trồng có sức sống tốt và đủ tiêu chuẩn như sau:
- Đường kính cổ rễ: Từ 1,0cm trở lên.
- Chiều cao bình quân 80 – 100cm.
- Cây thẳng, không cong queo, cụt ngọn, nhiều thân .
- Cây sấu đã hoá gỗ và không bị nhiễm bệnh.
Thời gian trồng cây sấu tốt nhất
Thời gian trồng cây sấu tốt nhất là vào tháng 1 hoặc tháng 2, ngoài ra bạn có thể trồng vào tháng 8 hoặc 9. Đây là loại cây không kén đất trồng cây nhưng nên chọn loại đất pha cát, thịt nhẹ có tầng dưới dày 1 m mực nước ngầm hơn 1m.
Nên trồng với khoảng cách 2-3 m tuy nhiên trong điều kiện đường phố thì chúng ta không thể trồng được với mật độ này. Đối với những người làm vườn chuyên nghiệp thì có thể trồng với mật độ hàng cách hàng 5-7m cây cách cây 2-3m sau khi sấu được 5-6 năm tuổi cần cắt tỉa những cây không sai quả. Đào hố với kích thước 60x60x60 cm.
Kỹ thuật trồng cây sấu
Kỹ thuật trồng cây sấu để không ảnh hưởng tới bầu cây đó là dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu nilong, đặt cây ở tư thế thẳng đứng và lấp đất, trước khi trồng nên lót từ 2-5cm mới đặt cây trồng tránh hiện tượng rễ non vừa ra gặp phân bón cây bị sót làm chết cây. Sau đó vun đất đầy gốc và nén chặt, dùng 4 cọc thẳng chống cho cây được giữ vững, tránh hiện tượng bị gió làm đổ gẫy, sau khi trồng bạn tưới nước cho cây sấu cần tưới đẫm vào gốc để cây ổn định, nếu gặp thời tiết khô nắng cần phải làm giàn che cho cây.
Hướng dẫn chăm sóc cây sấu
Cách chăm sóc cây sấu ra nhiều trái đó là bạn cần phải chăm sóc định kỳ có kỹ thuật cắt tỉa tạo hình cây để cây có thể phát triển tốt.
Chăm sóc cây sấu định kỳ
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ tháng 1-2 và tháng 8-9, một năm xới gốc 2-3 lần.
Cách cắt tỉa, tạo hình cho cây sấu
Theo kinh nghiệm trồng cây của các nhà vườn thì định kỳ phát cây bụi, dây leo giúp cho cây không bị dây leo thít nghẹt và cắt tỉa tạo dáng cây tạo không gian dinh dưỡng thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
Sau khi phát dọn, tiến hành vun xới xung quanh gốc với đường kính 0,8 – 1m giúp cho đất xung quanh gốc cây được tơi xốp, thoáng khí và đặc biệt là không bị các cây bụi, cỏ cạnh tranh chất dinh dưỡng.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây sấu
Những bệnh thường gặp ở cây sấu rất nhiều trong đó có những loại bệnh như sau:
Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1lần/tuần, sau đó 1lần/tháng.
Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng…
Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L… – Sâu đục thân, cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.
Trên đây là cách trồng và chăm sóc cây sấu bạn có thể áp dụng khi trồng ở ven đường, cảnh quan đô thị, cảnh quan biệt thự sân vườn hay những nơi trồng nông nghiệp lấy giá trị kinh tế đều được.