Hướng dẫn những cách kích thích cây lộc vừng ra hoa

Kỹ thuật trồng cây lộc vừng có thể áp dụng theo nhiều phương pháp khác nhau như trồng cây bóng mát, trồng làm cảnh đặc biệt là cách trồng làm cây bonsai được khá nhiều các nghệ nhân áp dụng. Cây lộc vừng làm bonsai không chỉ cần có dáng mà chúng còn cần phải ra hoa để sao thể hiện được vẻ đẹp của cây.

Trong số những loại cây cảnh có lẽ cây lộc vừng được nhiều người ưa chuộng nhất, nó nằm trong bộ tam đa sinh vật cảnh mang ý nghĩa lộc tài phúc lành cho gia chủ, cây thuộc nhóm cây bờ nước vì có bộ rễ bán thủy sinh phát triển tốt ở những nơi nước lợ. Lợi dụng đặc điểm của cây lộc vừng đó người ta thường gắn lộc vừng với tiểu cảnh hòn non bộ hay bonsai cho hoa buông thõng đẹp tới nao lòng.

Làm sao để kích thích cây lộc vừng ra hoa

Đáp ứng về chế độ sáng

Nếu trồng cây lộc vừng dưới đất cần trồng nơi có nhiều ánh sáng, có thể trồng ở ven hồ, cây sẽ ra hoa tự nhiên mà không cần xử lý kích thích, những cây lộc vừng lá nhỏ cây sẽ cho nhiều hoa thơm hơn và siêng có hoa hơn những loại lá dài to. Trường hợp bạn trồng trong chậu sẽ đặt ở nơi có đủ ánh sáng không bị che bóng, cây trong chậu trồng cây sẽ rất khó có hoa do điều kiện dinh dưỡng kém nên thường bón phân hữu cơ oai mục và DAP để sinh trưởng cho tốt.

Chọn thời điểm để kích thích cây lộc vừng ra hoa

Thời gian từ khi kích thích đến khi ra hoa là 3 tháng, khi ấy cây có bộ tán lá xanh tốt thì bắt đầu xử lý kích thích ra hoa, để canh cây lộc vừng ra hoa đúng dịp tết thì bạn nên chọn đầu tháng 9 âm lịch bắt đầu kích thích cây ra hoa.

Các cách kích thích cây lộc vừng ra hoa.

Có những cách kích thích cây lộc vừng ra hoa như sau:

Làm cho cây sinh trưởng trong điều kiện ngập nước

Bạn sử dụng đất bít lỗ thoát nước dưới đáy chậu xong đổ nước vào chậu cho ngập một phần rễ, sau khi cây quen với tình trạng ngập rễ thì tháo nước ra, cách này có thể coi cây lộc vừng là cây thủy sinh, lúc này ban bắt đầu sử dụng KNO3 để phun kết hợp với vitamin B1 liệu lượng 100g KNO3  lấy 12 ml B1 cho vào 8 lít nước để phun ướt toàn bộ lá cây, cần chú ý phun lúc chiều mát, khoảng thời gian phun 3 lần cách nhau từ 7-10 ngày. Tưới nước cho cây lộc vừng vừa đủ khi thấy chúng đâm chồi lá thì càng tưới nhiều.

Siết nước kết hợp lặt bỏ lá cây lộc vừng

Khi cây Lộc vừng sinh trưởng tốt, để giúp cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa thì bắt đầu cắt nước không tưới hoàn toàn trong thời gian 5- 7 ngày, khi thấy lá cây có dấu hiệu vàng héo thì tưới nhẹ vùa đủ ẩm, sau đó lặt bỏ hết lá trên cây. Bạn bắt đầu tiến hành chăm sóc cây như sau: Dùng KNO3 và vitamin B1 với liều lượng 120 g KNO3 + 12 ml B1 pha trong bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán cây (lúc chiều mát). Phun 3 lần cách nhau 7- 10 ngày.Khi thấy cây phun lá non thì tưới nước đầy đủ.

Theo kinh nghiệm cây cảnh của những nhà vươn thì không phải việc ép cây lộc vừng ra hoa lúc nào cũng hợp lý vì sẽ làm cho cây bị kiệt nếu như bạn làm liên tục nhiều lần trong năm, hãy tham khảo các cách chăm sóc cây lộc vừng để có cách chăm sóc hợp lý nhất nhé.